Kỹ Thuật Công Nghệ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


 
Trang ChínhPortal*Latest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

Share | 
 

 NHẢN BAC LIEU

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
NHẢN BAC LIEU Empty27/7/2010, 00:18Bài gửiTiêu đề: NHẢN BAC LIEU
Administrators
MASTER ADMINISTRATORS

Administrators
MASTER ADMINISTRATORS

Tổng số bài gửi : 2205
BLD : 7222
Join date : 07/07/2010
Age : 47
Đến từ : bạc liêu-city
http://www.baclieu-gsm.com
NHẢN BAC LIEU Vide



Nhãn Bạc Liêu
| In |






NHẢN BAC LIEU NhanBacLieuBạc
Liêu là một tỉnh nổi tiếng dồi dào sản vật của Nam Kỳ lục tỉnh ngày
xưa. Ngoài lúa, cá, muối, vườn nhãn Bạc Liêu góp một phần quan trọng
làm nên diện mạo đặc thù của một Bạc Liêu giàu nức tiếng. Hồi đầu thế
kỷ, nếu bưởi Biên Hòa và một số loại trái cây khác thuộc miệt Tiền
Giang nổi tiếng thì nhãn Bạc Liêu cũng vang danh trên thương trường.
Chính vì thế, ngoài nguồn lợi về kinh tế, còn một thứ đáng nói nữa, đó
là "văn hóa nhãn".
Có người bảo, giồng cát ven biển Bạc Liêu là do cơn bão năm
Thìn đầu thế kỷ 20 làm sóng biển đùn cát tạo thành. Có nhà khoa học lại
cãi: có một quy luật của tiến trình lấn biển, cứ vài trăm năm, thiên
nhiên lại hình thành một bờ biển. Giồng cát đó chính là một bờ biển
cổ... Tất cả đều chưa được kiểm chứng, chỉ có điều hiển hiện ra trước
mắt chúng tôi là sự thần kỳ của tạo hóa. "Ông trời" đã ném lên bãi biển
Bạc Liêu một bờ cát chạy dài mấy chục cây số (tính luôn huyện Vĩnh
Châu) như một vành đai phân định rạch ròi giữa đại dương và lục địa.
Những người già bản địa kể rằng: gần 200 năm trước có người tình cờ
trồng cây nhãn đầu tiên trên đất giồng và thấy nó phát triển một cách
xanh tốt và sai trái kỳ lạ.

Từ đó cây nhãn được nhân ra khắp đất
giồng, làm nên một địa danh Giồng Nhãn. Từ thị xã Bạc Liêu, đi ra biển
5km thì thấy một vườn cây cao lớn, xanh um chạy dài, ngó đến mút tầm
mắt. Nếu tính riêng địa phận Bạc Liêu thì Giồng Nhãn dài 10km, nằm ở
hai xã Hiệp Thành và Vĩnh Trạch Ðông. Diện tích vườn nhãn là 229 ha,
sản lượng hàng năm 137.400kg. Còn nếu tính luôn huyện Vĩnh Châu thì
Giồng Nhãn dài đến 30km.
Nhãn Bạc Liêu
rất thơm, ăn rồi thì vương vấn mãi, đó chính là đặc điểm của đất giồng
cát. Ngày xưa, đến mùa nhãn vui lắm. Trai gái cứ thức suốt đêm canh
chừng nhãn bằng cách hát hò, đánh thùng, đánh mõ để xua dơi đến ăn
nhãn. Sau này, người ta dùng máy đèn hoặc dùng điện để thắp sáng xua
dơi. Ðêm đêm, vườn nhãn lung linh rực rỡ như một thành phố về đêm. Bà
con nhà vườn luân phiên đổi công để thu hoạch nhãn, rồi xe đò của Sài
Gòn xuống ăn hàng... Không khí cứ rậm rịch sôi động từ đầu tháng 6 cho
đến tháng 9 Âm lịch. Hầu hết gia đình có vườn nhãn đều giàu lên. Nhà
tường, nhà ngói thấp thoáng mọc lên trong vườn nhãn.

Ngày nay, nhãn Bạc Liêu không còn cạnh tranh nổi với nhãn miệt vườn,
nhưng người ta bắt đầu chú ý đến một lợi thế khác của vườn nhãn, đó là
du lịch sinh thái. Tỉnh Bạc Liêu xác định vườn nhãn là một trọng điểm
của du lịch sinh thái nên đã chú ý đầu tư cơ sở hạ tầng: điện lưới quốc
gia kéo về tận vườn nhãn và một con lộ thẳng thớm chạy dọc tuyến vườn
nhãn đã hình thành. Ði trên con lộ ấy, du khách có cảm giác rằng không
đâu ở đất Bạc Liêu lại có một không gian xanh và đẹp đến thế. Nằm ẩn
trong một khu vườn xanh bát ngát là những ngôi biệt thự, nhà tường
khang trang. Vườn nhãn ở đây đã có hơn trăm tuổi nên cây rất to và tán
lá rất lớn. Ðất giồng lại nằm kề biển nên thiên nhiên đã ban tặng cho
vườn nhãn những cơn gió phóng khoáng. Trong vườn lại sực nức mùi nhãn
chín ngọt ngào... Tóm lại đó là một không gian rất trữ tình, đến là
muốn ngồi tâm sự, đến là muốn thả hồn phiêu diêu mà thừa hưởng sự mát
mẻ, trong lành của thiên nhiên.
Có lẽ
chính vì thế mà người vườn nhãn bắt đầu chú ý khai thác lợi thế của
mình. Nhiều hàng quán trong vườn mở ra... Ðặc biệt quán nào cũng mắc
đầy võng dưới tán nhãn. Trưa nắng mà ra vườn nhãn nằm uống nước và tâm
sự thì thật thú vị. Người thị xã xem vườn nhãn là một địa điểm đi chơi
lý thú. Chiều chiều, họ chở vợ con hoặc trai gái đèo nhau ra đây đổi
gió. Ðông nhất là thứ bảy, chủ nhật. Ðặc biệt là ngày rằm tháng 7 - 8
ÂL và lễ Quốc khánh 2-9, có thể nói là những dịp đại lễ ở vườn nhãn.
Ðất giồng mở hội đón hàng chục ngàn người từ TP Hồ Chí Minh và các
tỉnh: Cần Thơ, Sóc Trăng, Cà Mau... đổ về. Không còn là "người đi như
nước, áo quần như nêm" nữa mà chen chân không lọt. Có lúc kẹt xe ùn tắc
giao thông hàng tiếng đồng hồ.
Ngoài danh
tiếng nhãn Bạc Liêu và cảnh quan đẹp, không khí trong lành, điều bí ẩn
nào làm nên sức hút mãnh liệt? Phải chăng đó chính là văn hóa của đất
giồng? Lịch sử hình thành đất giồng đã làm nên một điều lạ. Các nhà
khảo cứu lịch sử chứng minh rằng người Khmer bản địa xưa có tập quán cư
trú trên những giồng đất, giồng cát cao. Sau này người Việt từ miền
Trung tiến vào, người Hoa từ Hà Tiên sang hoặc theo ghe Hải Nam từ
Trung Quốc đến giồng cùng với người Khmer dựa vào nhau để sinh tồn.
Trong huyết quản hầu hết cư dân đất giồng đang chảy 3 dòng máu Việt -
Khmer - Hoa. ở Giồng Nhãn không ít người mù chữ hoặc chỉ biết đọc, biết
viết "nhấp nhem" nhưng có thể nói như lặt rau ba thứ tiếng: Việt -
Khmer - Hoa. Mỗi tộc người đến đất Giồng Nhãn đều mang theo nét văn hóa
của dân tộc mình. Ba dòng văn hóa ấy gặp nhau sinh ra một thứ văn hóa
khác, đó là thứ văn hóa hòa hợp và nâng lên từ nhiều nguồn văn hóa.
Người viết bài này đã có lần gặp một ông chủ rẫy của Giồng Nhãn tên
Thạch Thành, năm nay ông 61 tuổi. Cả vợ lẫn chồng đều nói tiếng Việt lơ
lớ. Thế nhưng nông phẩm của ông trồng ngoài rẫy thì cực kỳ sang trọng
và quý phái, có những loại rau màu mang "tầm thời đại của ÐBSCL". Ông
Thành kể: "Cha tôi là người Khmer, mẹ tôi là người Việt, còn ông già vợ
tôi thì "chánh hẩu" Ba Tàu. Cha mẹ tôi và cả ông già vợ tôi ngày xưa
đều trồng rẫy. 40 năm nối nghiệp cha mẹ trồng rẫy, tôi đã được thừa
hưởng hầu hết kinh nghiệm của họ".
Người
Khmer có tập quán cư trú trên những giồng đất, giồng cát cao và chính
họ đã trồng những nông phẩm đầu tiên trên đất Giồng Nhãn Bạc Liêu.
Trong các loại cây truyền thống mà người Khmer trồng có cây khoai môn
mà các nhà nông học trên thế giới đã xếp vào phạm trù nông nghiệp khởi
thủy trên đất khô. Còn người Hoa, Triều Châu, từ Phúc Kiến, Quảng Ðông
đến mang theo kinh nghiệm trồng rẫy của dân tộc mình, để rồi nơi quê
mới họ rất nổi tiếng về nghề trồng rẫy. Nổi tiếng đến cỡ người ta gọi
là "chệt rẫy". Hành trang của họ là một chiếc "ui ná" đựng một nhúm hạt
cải tùa xại, hẹ, ngò,... Họ làm bán sống bán chết để xây dựng cuộc sống
nơi quê mới và để có chút ít gởi về cố thổ. Hình ảnh còn lưu lại trong
hoài niệm của những người già ở Bạc Liêu về những chú "chệt rẫy" là ăn
rất ít, bữa ăn thường là cháo loãng kèm với xá bấu (củ cải muối). Tùa
xại (cải làm dưa), hoặc tân xại (loại cải xắt nhỏ, muối ngọt trong hũ
trùm búi), nhưng lao động gấp đôi người bình thường, gánh một lần hai
đôi nước. Họ thường tưới rẫy vào giác trưa, trái với kinh nghiệm cổ
truyền của người Việt, người Khmer. ấy vậy mà họ đã tạo ra những vùng
rẫy nổi tiếng. Và kể từ đó đất giồng Bạc Liêu được bổ sung những nông
phẩm rất phong phú như: rau cần, ngò rí, hành, hẹ, cải tân xại, củ
cải...
Và người Việt từ miền Trung hoặc
miệt Tiền Giang tiến vào khai phá cũng mang theo kinh nghiệm trồng tỉa
của một dân tộc có lịch sử nông nghiệp 4.000 năm với những giống cây
truyền thống của mình như: bầu bí, khoa lang, khoai mì, dưa hấu...

Từ đó vườn nhãn Bạc Liêu và vùng rẫy gần 1.000 ha tiếp giáp với vườn
nhãn hình thành. Từ đầu thế kỷ 20 vùng rẫy này đã là một vùng sản xuất
hàng hóa và nông phẩm vang danh ở thương trường Sài Gòn.

Sự phong phú trong văn hóa của Giồng Nhãn còn thể hiện ở nhiều khía
cạnh khác trong đời sống của cộng đồng cư dân ở đây. Nhà cửa của đất
giồng kiến trúc phong phú lắm. Bên này là kiến trúc của người Việt, bên
nọ là ngôi nhà ngói đỏ cửa ván của người Hoa. Giồng Nhãn có chùa của
người Việt, có miếu thờ ông Bổn của người Hoa và có chùa của người
Khmer. Ðồng thời lại có chùa Cá Ông của cả ba dân tộc, của văn hóa
biển. ở đây ngân nga sâu thẳm tiếng chuông chùa lẫn tiếng trầm bổng,
réo rắt thiêng liêng của nhạc ngũ âm. Ðến vườn nhãn, khách sẽ được
chiêm ngưỡng những kiến trúc truyền thống Trung Hoa lẫn những phù điêu,
họa tiết theo mô tuýp Na Va có nguồn gốc ấn giáo của kiến trúc truyền
thống Khmer. ở đây cũng có rất nhiều lễ hội. Tết Nguyên đán rồi ra
giêng cúng đình, hát bộ là lễ hội của người Việt. Ðến khi vườn nhãn sặc
sỡ sắc màu, âm thanh rộn ràng của trống ếch, nhạc ngũ âm, người ta hát
à-dây, múa Lâm-tholi... là bước vào đại lễ Chô-sơ-nam-khơ-mây,
Oóc-oom-boóc, dâng bông... của người Khmer Nam Bộ. Còn những lúc trống
múa lân thúc giục, phèn la, đàn cò... cất lên rộn ràng là người Hoa mở
đại lễ cúng ông Bổn, bà Mã Châu...
Vườn
nhãn Bạc Liêu còn một lợi thế khác nữa là nằm tiếp giác với ruộng muối
Bạc Liêu. Ði trên hương lộ nằm dọc theo vườn nhãn, du khách sẽ được tận
mắt quan sát một bên là vườn nhãn và rẫy Bạc Liêu, một bên là ruộng
muối nổi tiếng Nam Kỳ lục tỉnh ngày xưa, với chất lượng muối ngang với
muối Sa Huỳnh, một loại muối đứng đầu Việt Nam. Ngày xưa đến mùa muối,
ghe thương hồ cập bến ở Bạc Liêu để "ăn muối" và chở đi bán tận Sài Gòn
hoặc qua Biển Hồ, Campuchia.
Hiện tỉnh
Bạc Liêu đã quy hoạch vườn nhãn Bạc Liêu là một trong những trọng điểm
của du lịch sinh thái. Hẳn những người làm công tác du lịch chắc đã
chuẩn bị những điều kiện cần thiết để khai thác các lợi thế của vườn
nhãn Bạc Liêu. Một điều mà người viết bài lưu ý là chúng ta vừa khai
thác văn hóa để làm kinh tế du lịch vừa tạo điều kiện để phát huy nền
văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở vườn nhãn theo chủ trương
của nhà nước .
Về Đầu Trang Go down
 

NHẢN BAC LIEU

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Kỹ Thuật Công Nghệ :: TIN TỨC MỚI :: LIÊN QUAN VỀ QUÊ HƯƠNG BẠC LIÊU-


Powered by: vBulletin v3.8.4 Copyright ©2000-2010

vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios



diển đàn hoạt động ngày :07/07/2010



cộng đồng kỹ Thuật Mobile việt nam




Lưu Trữ - Trở Lên Trên
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất